Chuyện sách cũ và thái độ ứng xử đối với tri thức

Thứ ba - 13/10/2020 20:15
Những bộ sách giáo khoa bây giờ chỉ có thể sử dụng một lần không phải vì đời sống người dân đã khá hơn để phung phí đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi, nước mắt mà vì người ta đã cấu trúc bài vở sao cho người học không thể dùng sách lần thứ hai thứ ba,... và nhiều lý do "tế nhị" khác.
 
Những ngày qua, mưa lũ dồn dập, "khúc ruột miền Trung" từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi ngập chìm trong con nước bạc. Nhiều vùng dân cư bị cô lập. Hàng ngàn người dân đang vật lộn với mưa lũ trong cái đói, cái lạnh làm tái bợt mặt người.

Chưa hết, cơn bão số 6 đang gầm gừ ngoài khơi. Bão chồng bão, lũ chồng lũ. Thương lắm miền Trung!

Nhưng thiên tai không làm dịu bớt sức nóng của dư luận về bộ sách giáo khoa lớp 1 của nhóm Cánh diều.

Dù đang trên đường từ Quy Nhơn về lại Buôn Ma thuột, trong một chuyến công tác của Hội VHNT tỉnh nhưng với chiếc điện thoại thông minh trong tay, những thông tin về tình hình bão lũ miền Trung, về "cơn sốt" sách giáo khoa lớp 1 vẫn liên tục được cập nhật.


Ảnh minh họa từ Internet

Giữa bộn bề thông tin tranh cãi về nội dung các bài học trong sách lớp Một của nhóm Cánh diều, tôi lại liên tưởng đến một điều không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Ấy là chuyện sử dụng sách giáo khoa hiện nay.

Người ta có thể vin vào đủ lý do để làm yên lòng dư luận rằng, việc sách giáo khoa chỉ sử dụng một lần là phù hợp với xu hướng cải cách giáo dục dù cho dư luận đã thẳng thắn chỉ ra đó là một sự lãng phí vô cùng lớn.

Các thế hệ học sinh phổ thông từ những năm 90 của thế kỷ trước hiểu rất rõ điều này.

Thời đó, sách giáo khoa có thể được sử dụng nhiều năm, anh chị truyền cho em út, lớp trước truyền cho lớp sau cho đến khi cuốn sách bị sờn rách, không thể dùng được nữa mới thôi. Đó không chỉ vì mục đích tiết kiệm. Đó còn là văn hóa, văn hóa dùng sách, văn hóa tôn trọng, nâng niu sản phẩm trí tuệ của con người vốn đã ăn sâu trong tâm thức từ ngàn đời nay của người dân đất nước này.

Vậy mà, sau bao lần đổi mới, cải cách của ngành giáo dục, nếp văn hóa đó bỗng dưng biến mất, còn nội dung, chương trình sách giáo khoa thì không ngừng làm dậy sóng dư luận.

Những bộ sách giáo khoa bây giờ chỉ có thể sử dụng một lần không phải vì đời sống người dân đã khá hơn để phung phí đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi, nước mắt mà vì người ta đã cấu trúc bài vở sao cho người học không thể dùng sách lần thứ hai thứ ba,... và nhiều lý do "tế nhị" khác.

Giữa cơn bão lũ đang khiến người dân miền Trung lao đao, lòng tôi lại càng tâm tư hơn về câu chuyện văn hóa dùng sách giáo khoa cũ.

Sẽ rất nhiều trường học và học sinh chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Sẽ có nhiều cháu học sinh không còn sách để học vì bị lũ cuốn trôi hay lấm lem bùn đất.

Và điều giản đơn ai cũng hiểu, phụ huynh vùng bão lũ chưa thể gượng dậy được sau thiên tai lại phải gồng mình để thêm một lần mua sắm sách vở cho con.

Những cuốn sách giáo khoa mới thơm mùi mực có thể khiến cho lòng con trẻ háo hức nhưng chúng đâu biết rằng nó được mua bằng những đồng tiền nghèo khó mà bố mẹ chúng đã vất vả tháng năm mới có được.

11-10-2020
Nguyễn Duy Xuân
 Tags: mồ hôi, sao cho

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Luong truy cap
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập234
  • Hôm nay51,517
  • Tháng hiện tại783,516
  • Tổng lượt truy cập54,898,220
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây