Kể chuyện Tết quê: Hồn quê còn không? (kỳ 7)

Thứ bảy - 30/03/2024 18:00
Bỗng thấy thèm một cuộc đánh cờ người nơi sân kho hợp tác, một dàn đu quay dựng cạnh bờ đê với những cặp đôi nam thanh nữ tú trổ tài nhún nhẩy hay một đêm văn nghệ cây nhà lá vườn các cụ trong làng diễn tuồng Trưng Trắc - Trưng Nhị.
Kể chuyện Tết quê: Hồn quê còn không? (kỳ 7)
Các kỳ đã đăng:
> Kể chuyện Tết quê: Bâng khuâng chiều 30 (kì 1)
> Kể chuyện Tết quê: Tết và rét (kì 2)
> Kể chuyện Tết quê: Tươi thắm sắc nêu (kì 3)  
> Kể chuyện Tết quê: Phút giao thừa rộn ràng, rực rỡ pháo hoa (4)
> Kể chuyện Tết quê: Chén rượu đầu năm & Chúc Tết ngày Xuân (5)
> Kể chuyện Tết quê: Mừng thọ người cao tuổi (6)

Mấy ngày Tết trôi qua nhanh. Đã đến lúc vợ chồng tôi phải tạm biệt cha già, người thân và quê hương để trở lại Ban Mê nắng gió.

Chuyến đi đã để lại trong tôi những kỉ niệm đẹp về một lần được đón Tết nơi quê hương xứ sở sau bao năm bôn ba xứ người gây dựng sự nghiệp. Nhưng…

Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi, cả lúc đã yên vị trên máy bay về Tết quê. Câu hỏi cứ lảng vảng trong đầu: Hồn quê còn không?

Còn tình làng nghĩa xóm, còn phong tục, tập quán bao đời làm nên Tết quê. Còn cái chân chất, mộc mạc của người quê muôn thuở. Đó chính là cốt lõi của văn hóa – văn hóa làng mà muôn đời nay con cháu vẫn níu giữ được.

Nhưng, cũng không ít sự nuối tiếc.

Tôi nhớ hương vị của Tết xưa thuở tóc còn để chỏm. Ôi chao, sao mà ngọt ngào mà dễ thương đến thế, từ hương vị của các món ăn dân dã, truyền thống ngày Tết - đến đĩa rau cải bẹ xào tỏi cũng thơm lừng. Nhưng cái hương vị gợi nhớ tha thiết ngay từ giây phút đầu tiên bước chân xuống xe để vào nhà là mùi của hương trầm. Giờ đã là xế chiều Ba mươi rồi, vậy mà... Đâu mùi trầm quyến rũ, lan tỏa khắp mọi nhà, khắp đường làng, ngõ xóm của Tết xưa. Nó còn loang ra ngoài đường cái quan, vương vít trên áo, trên tóc người đi chơi xuân.


Trò chơi đánh đu

Ngày ấy, hầu như nhà nào cũng tự làm hương trầm – hương trầm thứ thiệt - bằng vật liệu mua sẵn ngoài chợ. Bây giờ trong làng chả ai còn phải lục cục lo làm hương trầm nữa. Thời thế đã đổi thay, cũng mang tên hương trầm - đặc sản xứ Nghệ đấy - nhưng là sản phẩm hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, mỗi năm cho ra hàng tỉ que hương. Trong mỗi que hương sản xuất công nghiệp như thế, liệu có được bao nhiêu phần trăm hương liệu cổ truyền?

Tết xưa, khách đến nhà chúc Tết, chủ nhà khệ nệ bưng mâm đãi khách. Thì cũng đơn giản thôi: đĩa bánh tét, bát thịt lợn nấu đông, đĩa rau cải xào tỏi, bát canh miến nấu với thịt heo giả gà. Khách chủ cùng ngồi mâm chúc nhau chén rượu đầu năm rồi nhấc đũa nếm mỗi thứ một tí, thật tình cảm và ấm áp. Đi chúc Tết cả ngày, quá bữa cũng không lo đói. Bây giờ thì, những mâm cỗ đãi khách như thế không còn nữa, thay vào đó là những đĩa hạt dưa, hạt bí, bánh kẹo,… Đã qua rồi cái thời đói khát, trông mong ba ngày Tết để được ăn no, ăn ngon và mặc đẹp.

Tết của làng quê nghèo vách nứa mái rạ. Nhưng nhà nào cũng cố sắm đôi câu đối đỏ, bức đại tự có chữ “Chúc mừng năm mới”, vài tranh tứ bình Đông Hồ để trang hoàng nhà cửa đón Tết. Thế cũng đủ rạng rỡ lắm rồi. Bây giờ, chả tìm đâu ra những thứ “muôn năm” ấy nữa. Trong nhà, ngoài sân đèn nháy sặc sỡ; đào, mai, quất,… đua nhau khoe sắc.

Tết xưa, bọn trẻ con là háo hức nhất. Háo hức vì sắp được mặc quần áo mới, sắp được ăn những món ăn mà cả năm chỉ có một lần.

Bây giờ no đủ, hiện đại. Bọn trẻ chẳng còn mấy háo hức về Tết nữa. Ngày Tết, ngoài chuyện ngóng tiền lì xì, chúng chỉ biết chúi mũi vào điện thoại thông minh. Chẳng còn những trò cuốn hút trẻ trâu một thời như đánh đáo, nổ pháo tép, bắn súng diêm.

Bỗng thấy thèm một cuộc đánh cờ người nơi sân kho hợp tác, một dàn đu quay dựng cạnh bờ đê với những cặp đôi nam thanh nữ tú trổ tài nhún nhẩy hay một đêm văn nghệ cây nhà lá vườn các cụ trong làng diễn tuồng Trưng Trắc - Trưng Nhị.

Xuân Lâm – Buôn Ma Thuột
Xuân Giáp Thìn, 2024

Nguyễn Duy Xuân

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luong truy cap
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay12,695
  • Tháng hiện tại1,070,231
  • Tổng lượt truy cập55,184,935
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây