Cái sự biết và không biết

Thứ hai - 10/02/2025 03:45
Cuộc tranh luận về hoạt động tu tập của sư Minh Tuệ, buông bỏ những định kiến hay chủ đích không sáng nào đó, đã giúp chúng ta hiểu hơn về Phật giáo- Đức tin của hàng triệu người Việt. Điều thú vị, những giảng giải tiệm cận các giá trị Phật giáo trên lại của nhiều người Việt ẩn danh. Họ nghiên cứu sâu, hiểu sâu về Phật giáo nhưng hầu như không muốn lộ diện.

Thật thú vị khi có clip công khai cuộc trao đổi của anh Đoàn Văn Báu, một nhân vật đặc biệt ở khía cạnh phức tạp vì nhiều người ngưỡng mộ cũng như nhiều người công kích, với nhà tu hành Minh Tuệ.

Clip này gây thất vọng với một số người xưa nay thần tượng sư Minh Tuệ vì những câu trả lời của sư. Họ buồn vì sư nói thẳng về sự không biết của mình về một số giá trị của Phật giáo. Ngược lại, những người ủng hộ anh Báu lại tỏ hân hoan vì thần tượng của mình đã trên cơ khi truy hỏi sư Minh Tuệ và các sư khác.

Đó là sự biết và sự không biết của những ai chưa am hiểu các giá trị các đẳng uyên sâu của Phật giáo.
Còn với những ai am hiểu, uyên sâu về các giá trị Phật giáo thì các sự biết và không biết được sáng tỏ ở chiều khác.

Không phải tự dưng những lý giải dưới đây lại được cộng đồng mạng khách quan chia sẻ chóng mặt. Chứng tỏ cộng đồng mạng của chúng ta luôn biết học hỏi và nâng sự biết của mình lên.
Sau đây là bài viết và lý giải về cuộc trao đổi rất thú vị của anh Báu và sư Minh Tuệ mà tác giả là một người ẩn danh.

“Anh Báu:

- Con xin hỏi thầy là bây giờ thầy giữ được bao nhiêu giới?
Sư Minh Tuệ:

- Dạ vẫn có thể có giữ giới, cũng có thể không giữ giới, ai chấp vào đó cũng không gọi là giữ giới, cũng không gọi là phá giới. Mình tập học để mình đến cái đó, mình tập học để đến giữ cái giới đó. 250 giới con cũng thuộc và cũng không thuộc, cũng có và cũng không có.

Anh Báu:
- Thầy biết 250 giới không?

Sư Minh Tuệ:
- Dạ con cũng có đọc qua rồi nhưng mà không thuộc.

Anh Báu:

- Thầy biết hết không ấy?

Sư Minh Tuệ:

- Dạ không biết hết.

Ba câu hỏi trên thầy đều trả lời gần như ngay lập tức, không có một chút đắn đo, không có một chút trốn tránh, cũng không có một chút nhíu mày nào cả.

Trong Phật Giáo, có một thứ gọi là "giới vô giới". tức là giữ giới nhưng không chấp vào giới. Đây là một tư tưởng phổ biến trong Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã, và nhiều kinh điển Thiền tông.

1. “Vẫn có thể có giữ giới, cũng có thể không giữ giới”

Nếu giữ giới mà chấp vào giới, cho rằng “tôi giữ giới, tôi là người thanh tịnh,” thì vô tình rơi vào bản ngã, không đạt được sự giải thoát thực sự. Nếu không chấp, giữ giới trở thành tự nhiên, giống như nước chảy từ cao xuống thấp, không cần phải cố gắng miễn cưỡng.

Ví dụ :

Giống như một người lái xe theo luật giao thông.

Người chấp vào giới = đi đúng luật nhưng căng thẳng, sợ bị phạt, lúc nào cũng lo lắng.

Người hiểu bản chất giới = đi đúng luật nhưng tự nhiên, không cần nghĩ nhiều.

Trong Kinh Kim Cang (金剛經, Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra) có nói:

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”
(Nên không chấp vào bất cứ điều gì mà sinh tâm thanh tịnh.)

Có nghĩa là: Giữ giới nhưng không chấp vào giới, đó mới là giữ giới đúng nghĩa.

2. “250 giới cũng thuộc và cũng không thuộc, cũng có và cũng không có”

- “Thuộc” vì thầy đã học qua.

- “Không thuộc” vì thầy không cần bám chấp vào hình thức mà quan trọng là tinh thần của giới.

Ví dụ:

Một võ sư học hàng trăm thế võ, nhưng khi chiến đấu thì không nghĩ về từng thế mà để cơ thể phản xạ tự nhiên. Nếu cứ lo nhớ từng chiêu, người đó sẽ bị động.

Trong kinh Kinh Duy Ma Cật (維摩詰經, Vimalakīrti Nirdeśa Sūtra) có nói:

“Thọ trì giới cấm nhi bất trước giới tướng”
(Giữ giới nhưng không chấp vào tướng của giới.)

Có nghĩa là: Giữ giới là để rèn luyện tâm, không phải để khoe khoang hay chấp vào số lượng giới đã học.
3. “Dạ không biết hết”

Một bậc chân tu có thể đọc qua 250 giới nhưng không chấp vào sự biết. Điều này liên quan đến tư tưởng "Vô trí diệc vô đắc" trong Bát Nhã Tâm Kinh.

Ví dụ:

Một đầu bếp giỏi không cần phải đọc công thức nấu ăn mỗi lần nấu. Người đó có thể nói "Tôi không biết hết công thức" nhưng lại nấu món ăn ngon một cách tự nhiên.

Trong Kinh Bát Nhã Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經, Prajñāpāramitā Hṛdaya Sūtra) có nói:
“Vô trí diệc vô đắc”
(Không có trí, cũng không có chỗ đắc.)

Có nghĩa là: Không chấp vào sự hiểu biết cố định. Nếu cứ bám vào "tôi phải biết đủ 250 giới" thì lại rơi vào bản ngã.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (首楞嚴經, Śūraṅgama Sūtra) cũng có nói:

“Nhược ư giới trung, hữu sở trước giả, danh vi tự phược”
(Nếu chấp vào giới, đó là tự trói buộc mình.)

Trong tư tưởng thiền tông, nếu chấp vào giới như một thứ gì đó cố định, cứng nhắc, thì mất đi tinh thần giải thoát của đạo Phật.

Trong Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya), bài kinh Ví dụ cái bè (Kinh Kim Tỳ La, MN 22 – Alagaddūpama Sutta), Đức Phật kể một câu chuyện:

“Ví như có người đi đường, đến một con sông lớn, bờ này đầy nguy hiểm, bờ kia an toàn, nhưng không có cầu hay thuyền. Người ấy bèn tự gom cây, lá, cành để kết thành một chiếc bè. Nhờ bè ấy mà người đó có thể qua sông an toàn. Khi đến bờ bên kia, người ấy nghĩ: ‘Chiếc bè này đã giúp ta sang sông. Ta hãy đội nó lên đầu hay mang theo bên mình mà đi tiếp.’

Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ sao? Người ấy có làm đúng không?”

Các Tỳ kheo thưa: “Bạch Thế Tôn, không ạ!”

Phật dạy tiếp:

“Cũng vậy, này các Tỳ kheo, giáo pháp như chiếc bè giúp các ông qua sông sinh tử. Khi đã qua rồi, chớ bám chấp vào nó.”

Giới luật giống như chiếc bè, giúp người tu hành từ bỏ những hành vi bất thiện, đạt đến thanh tịnh và giác ngộ. Khi chưa giác ngộ, ta cần giới luật để giữ tâm thanh tịnh, không phạm sai lầm. Khi đã giác ngộ, tâm tự nhiên thanh tịnh, không cần giới luật theo nghĩa ràng buộc nữa. Nếu cứ bám chấp vào luật như người vác thuyền lên vai, thì vô tình biến giới luật thành gánh nặng chứ không còn là phương tiện giúp ta giải thoát.

Anh Báu dùng cái sân để hỏi, ép thầy phải nhận là chính thầy cũng không biết hết 250 giới tại sao còn còn yêu cầu những người đi theo phải giữ 250 giới. Anh muốn dùng ngược lại "giới" như một sợi dây để trói buộc thầy. Thầy bình thản trả lời, không hề dao động, giống như có người quăng một hòn đá to xuống hồ với hi vọng mặt hồ dậy sóng, nhưng mặt hồ vẫn lăn tăn như thường không thay đổi gì.

Ai muốn cái gì thầy cho cái đó, anh Báu muốn thắng thầy thì thầy cho anh Báu thắng. Thầy không đôi co, cũng không biện bạch lý do này lý do kia. Đơn giản là "con có đọc nhưng con không nhớ", "con không biết hết".

Người hỏi dùng cái Sân để hỏi,người trả lời dùng cái Tuệ để trả lời. Bây giờ nghĩ lại, các bạn đã biết tại sao anh Báu lại hỏi như vậy, và tại sao thầy lại trả lời anh Báu như vậy chưa?”.

Gã chưa có bất cứ nhận định gì về ts Đoàn Văn Báu, nhưng ở góc độ viết văn và viết kịch thì gã cảm hứng với “tip” nhân vật này. Nhà thơ Mai Văn Hoan nói thích chọn anh Báu làm nhân vật trung tâm cho một cuốn tiểu thuyết. Nhưng ở góc độ của đoàn tu tập hiện nay thì theo gã anh Báu buông bỏ cái tôi của anh để theo đoàn tu tập anh sẽ có những đóng góp cho việc lan toả các sức mạnh giá trị Phật giáo nào đó. Và bài tu tập đầu tiên mà anh cũng như kẻ viết bài này nên tu tập, là thấm đẫm tinh thần Phật giáo ở sự biết và không biết.

Nguồn Fb Lưu Trọng Văn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luong truy cap
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Gạc Ma
14/3/1988 - 14/3/2025
37 NĂM TRUNG QUỐC CƯỠNG CHIẾM ĐẢO GẠC MA CỦA VIỆT NAM
Chiến thắng Buôn Ma Thuột
50 CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT
10/3/1975 - 10/3/2025
Lễ hội cà phê
LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT LẦN THỨ 9 - 2025
 
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập1,024
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm1,019
  • Hôm nay71,420
  • Tháng hiện tại1,140,273
  • Tổng lượt truy cập67,191,817
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây