Cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào là tốt nhất

Thứ bảy - 26/01/2019 21:10
Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân sẽ sửa soạn mâm cỗ cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.


Tục lệ cúng ông Công ông Táo là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt từ bao đời này. Ngày nay, trong thời kỳ hiện đại, các gia đình đi làm công sở cả ngày, nên khó có thể thu xếp thời gian để cúng đúng ngày 23 tháng Chạp.

Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày, giờ nào?

Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay vào thứ hai, ngày 28.1.2019 (tức ngày 23 tháng Chạp).

Giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng 23 tháng Chạp. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...

Cúng ông Công ông Táo trước 1-2 ngày được không?

Do ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ hai, nhiều gia đình phải đi làm nên không có điều kiện làm cơm cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày này.

Nhiều người thắc mắc liệu có thể cúng ông Công ông Táo sớm hay không, ví dụ như vào thứ bảy và chủ nhật tuần này?

Trả lời câu hỏi này, GS Ngô Đức Thịnh cho biết, các gia đình có thể cúng ông Công ông Táo trước 1-2 ngày đều được.

Bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp (tức 26.1.2019 dương lịch) đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp (tức 28.1.2019 dương lịch) các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo về chầu trời.

Nên đặt lễ cúng Táo quân ở đâu?
 
Đây cũng là băn khoăn của nhiều gia đình trẻ.

Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo thường đặt trong bếp, có thể để bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Dù đặt ở vị trí nào, hướng của bàn thờ ông Táo nên trùng với hướng của bếp (hoặc song song), không quá xa khu vực bếp nấu, không nằm trên bồn rửa, vì Thủy khắc Hỏa.

Tuy nhiên theo Đại đức Thích Chúc Tiếp, Chánh văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có bàn thờ riêng ông Táo. Với những nhà không có bàn thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương cũng chia sẻ về vấn đề này. Theo đó, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau.

Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

NDX.net tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CM tháng 8 và QK 2/9
79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8
& QUỐC KHÁNH 2/9
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập190
  • Hôm nay32,164
  • Tháng hiện tại422,749
  • Tổng lượt truy cập59,320,402
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây