Phát hiện lại truyện ngắn ít người biết của Nam Cao

Thứ ba - 29/06/2021 20:21
Vanvn- Truyện “Thám hiểm châu Phi” của nhà văn Nam Cao viết về chuyến thám hiểm của nhà báo, nhà thám hiểm Henry Morton Stanley vừa được giới thiệu tới bạn đọc.
Nam Cao được coi là bậc thầy truyện ngắn Việt Nam, với các tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no… Nhưng ông không chỉ có những truyện ngắn viết về làng quê Việt Nam. Ngòi bút đa dạng của ông thể hiện qua một số tác phẩm ít người biết tới của ông mới được phát hiện lại.

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lại Nguyên Ân làm việc với các văn bản sách báo cũ nhiều năm qua. Gần đây, ông đã phát hiện một số truyện ngắn của Nam Cao ít người biết. Các truyện này từng được đăng tải trên tạp chí văn chương Việt trước 1945, được số hóa bởi thư viện số Gallica thuộc Thư viện Quốc gia Pháp.


Viết & Đọc – Chuyên đề Mùa hạ 2021 đăng lại truyện ngắn của Nam Cao

Khi nhà phê bình Lại Nguyên Ân giới thiệu 10 tác phẩm mới tìm lại được của Nam Cao, truyện ngắn Thám hiểm châu Phi được coi là lạ nhất. Tác phẩm vừa được giới thiệu trên chuyên đề văn chương Viết & Đọc – Chuyên đề Mùa hạ 2021 (NXB Hội Nhà văn thực hiện).

Truyện Thám hiểm châu Phi kể một sự kiện có thật trong lịch sử: Chuyến thám hiểm của nhà báo, nhà thám hiểm Henry Morton Stanley (1841-1904) tới vùng hồ Victoria ở châu Phi năm 1875.

Sinh thời, Stanley nổi tiếng với chuyến đi châu Phi hoang dã tìm bác sĩ, nhà truyền giáo, nhà thám hiểm David Livingstone – người tưởng chừng mất tích. Sau đó, ông còn nhiều lần thám hiểm lục địa châu Phi, xác lập thông tin địa hình, hệ thống sông hồ ở đó.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng nhà văn Nam Cao đã thu thập thông tin về các nhà thám hiểm địa lý thế giới từ sách báo tiếng Pháp để viết truyện.

Ở những năm 1930-1940, những bài viết về địa lý thế giới ở nước ta như vậy không nhiều. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết thời điểm ấy, Nam Cao đã cộng tác với một số nhà sách, tiếp cận mảng tri thức địa lý – lịch sử để viết sách cho thiếu nhi.

“Đọc Thám hiểm châu Phi của Nam Cao, ta sẽ không ngạc nhiên khi được biết, sau đó, trong mấy năm làm báo Cứu quốc ở chiến khu Việt Bắc, Nam Cao đã dành thời gian cùng một số người khác, biên soạn ở một loạt cuốn sách giáo khoa địa lý (châu Âu, châu Á, châu Phi, địa lý Việt Nam), được in lại nhiều lần”, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhận xét trong lời dẫn giải truyện Thám hiểm châu Phi.

Ông đánh giá đây là mảng đóng góp của ngòi bút Nam Cao mà lâu nay ít bạn đọc biết tới.

Còn nhà báo Yên Ba, biên tập viên chuyên đề Viết và Đọc cho rằng: “Những trang viết mới được phát hiện này cho thấy một Nam Cao không chỉ có Chí Phèo, không chỉ có những trí thức thị dân sống mòn theo thời cuộc hay cảnh đời nông thôn, mà còn tung tẩy qua những trang du ký, dã sử hay truyện ma mị, truyện luận đề”.

Nhà báo Yên Ba cũng cho rằng nhờ sự kỳ công, tỉ mỉ khảo cứu của những học giả như nhà phê bình Lại Nguyên Ân mà những tác phẩm tưởng nằm im trong những trang nửa tạp chí nửa sách xuất bản trước 1945 này được hồi sinh dưới ánh mặt trời.

Y NGUYÊN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay21,305
  • Tháng hiện tại667,311
  • Tổng lượt truy cập54,782,015
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây