Tên gọi Hòn ngọc Viễn Đông và Sài Gòn hoa lệ có từ đâu?

Thứ tư - 13/07/2022 16:26
Năm 1913, Sài Gòn đã được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông, tên tiếng Anh là Pearl of the Far East; tên tiếng Pháp là La Perle de l'Extrême-Orient. Tuy nhiên điều khá bất ngờ, đây không chỉ là danh hiệu dành riêng cho Sài Gòn. Vì sao?
 


Ở kỳ trước, chúng tôi cũng đã nêu nhiều giả thuyết về địa danh Sài Gòn: Thứ nhất cho rằng địa danh Sài Gòn có nguồn gốc từ chữ 西貢 (Tây Cống); thứ hai là đọc trại từ chữ 堤岸 (Đề Ngạn) - tức “thầy ngòn”; thứ ba là phiên âm từ chữ Prei Nokor; thứ tư là do vùng Prei Nokor có nhiều cây gòn nên nảy sinh tên gọi Sài Gòn.

Trong quyển Histoire de la mission de Cochinchine 1658-1823 của Adrien Launay (Missions étrangères de Paris), từ Sài Gòn được viết là Rai-gon, qua chữ Rai-gon thong (Sài Gòn thượng) và Rai-gon-ha (Sài Gòn hạ) – tr.190. Rai-gon chính là cách phiên âm từ chữ Prey kor, rồi dần dần trở thành Sài Gòn như ngày nay.

Ngoài ra, trong Đại Nam quấc âm tự vị, Từ điển Taberd hay Giúp đọc Nôm và Hán Việt (Anthony Trần Văn Kiệm), chữ Sài Gòn đều được viết bằng chữ Nôm là 柴棍: sài (柴) có nghĩa là củi, gòn (棍) là cây gòn hay cây kapok. Như vậy đã rõ, có thể hiểu Sài Gòn nghĩa là củi gòn (theo chữ Nôm) hoặc rừng cây gòn (theo tiếng Khmer).

Về chữ viết, địa danh Sài Gòn có sự khác biệt theo thời gian. Thời Pháp thuộc, năm 1761, cách viết Saïgon (chữ i có 2 dấu chấm) xuất hiện nhiều lần trong quyển Vignaud Pamphlets. France (nguyên bản từ Đại học Michigan); còn cách viết Saigon thì ở mục Explanation of Foreign Words (tập 2) trong quyển The Revolutions of Persia (Jonas Hanway biên soạn, Osborne ấn hành năm 1762). Đến năm 1776, từ Sài Gòn xuất hiện lần đầu tiên trong quyển Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn với cách viết là Sài Côn (柴棍) - do trong Hán ngữ không có chữ gòn nên thay bằng chữ côn. Đến nửa đầu thế kỷ 19, chữ Sài Gòn được viết giống như ngày nay, chính thức xuất hiện ở trang ii trong quyển Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (Dictionarium Anamitico-Latinum, 1838) của Jean-Louis Taberd.

Hòn ngọc Viễn Đông còn được phong tặng cho Thượng Hải, Sri Lanka, Phnom Penh, đảo Java...

Vương Trung Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

45 năm chiến tranh biên giới
45 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH
BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
17/2/1979


 
Luong truy cap
Gạc Ma
CÁC ANH SỐNG MÃI TRONG LÒNG NHÂN DÂN
 
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập389
  • Hôm nay30,018
  • Tháng hiện tại671,210
  • Tổng lượt truy cập53,972,259
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây