Câu hỏi-Bài tập Văn học Dân Gian VN

Chủ nhật - 26/09/2010 23:36
- NDX.net: Nhằm giúp sinh viên định hướng tốt trong việc học tập và nghiên cứu môn Văn học dângian Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu hệ thống câu hỏi và bài tập VHDG

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Chương I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN

1. Hãy trình bày mối liên quan giữa các khái niệm folklore, văn hóa dân gian, nghệ thuật dân gian, và khái niệm văn học dân gian ?
2. Nêu những đặc trưng cơ bản của VHDG ? Lấy dẫn  chứng, phân tích dẫn chứng để minh họa cho các đặc trưng đó.
3. Trình bày đặc trưng về tính nguyên hợp của văn học dân gian? Phân tích một tác phẩm, một hiện tượng, một thể loại văn học dân gian để làm rõ ý kiến đã trình bày ?
4. Chứng minh biểu hiện của tính nguyên hợp trong một làn điệu dân ca, điệu hò, bài hát đồng dao.
5. Qua đặc trưng về tính truyền miệng của văn học dân gian, lí giải các đặc điểm về dị bản, ứng tác và tình trạng đa nghĩa của tác phẩm văn học dân gian ?
6. Nêu khái quát tiến trình VHDGVN.
7. Tự viết một định nghĩa về văn học dân gian và phân tích định nghĩa ấy ?
8. Trình bày đặc trưng về chức năng sinh hoạt thực hành của văn học dân gian ? Vận dụng sự hiểu biết về một hiện tượng văn học dân gian để minh họa cho đặc trưng này ?
9. Trình bày đặc trưng về tính vô danh và dị bản của văn học dân gian? So sánh với sáng tạo cá nhân ?
10. Tại sao VHDGVN mang tính đa sắc tộc ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
11. Phân tích mối quan hệ giữa VHDG và VH viết.
12. VHDG có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc ?
13. Hãy tổng thuật các quan niệm phân kì, phân loại văn học dân gian hiện hành ở Việt Nam ?
14. Hãy trình bày sự phát triển của văn học dân gian giai đoạn  thời kỳ phong kiến độc lập? Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thành văn thời kỳ  này có những đặc điểm gì ?
15. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã ảnh hưởng đến sự vận động của văn học dân gian và của khoa học nghiên cứu văn học dân gian như thế nào ?
16. Sưu tầm:
a. Ca dao theo các đề tài (hoặc theo các công thức truyền thống, theo đặc điểm thi pháp thể loại): tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, than thân trách phận.
b. Tục ngữ: lao động sản xuất, đối nhân xử thế, phê phán thói hư tật xấu trong nhân dân.
17. Phân tích một tác phẩm văn học dân gian để làm rõ khả năng phản ánh bản sắc văn hóa cộng đồng của nó.
18. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy.
19. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyện cổ tích Tấm Cám.
20. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.
21. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về bài Thằng Bờm có cái quạt mo.
22. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về bài Trèo lên cây bưởi hái hoa.
23. Tổng thuật những ý kiến khác nhau về câu tục ngữ: Muốn sang thì bắc cầu kiều…
24. Tập tóm tắt: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn: Tóm tắt (kèm theo các chi tiết dị bản), sưu tầm các "motip" truyện, sưu tầm các chi tiết minh họa cho đặc điểm thi pháp thể loại.
25. Tập phân tích tác phẩm văn học dân gian theo hai cách:
+ Phân tích theo kiểu lập dàn ý (Cách phân tích này rất gần với việc soạn một giáo án giảng văn).
+ Phân tích như một bài nghị luận, phê bình văn học (Theo lối viết bình giảng tác phẩm).
26. Tập thuyết trình về một vấn đề tự chọn hoặc theo gợi ý của GV.
27. Làm tiểu luận về một vấn đề tự chọn hoặc theo gợi ý của GV.
28. Tập sáng tác thơ văn: Cụ thể là đặt lời mới cho dân ca, sáng tác ca dao mới theo công thức truyền thống, sáng tác truyện cười, ghép thành ngữ và tục ngữ thành một câu chuyện...
29. Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa do GV bộ môn tổ chức: Chuyển thể và biểu diễn các tác phẩm dân gian, hát dân ca, múa dân gian, đố vui về VHDG, bình những bài ca dao ngắn, kể chuyện VHDG....

 

Chương II. THẦN THOẠI

1. Trình bày những quan niệm về vũ trụ và tự nhiên của người thời xưa được thể hiện qua thần thoại ?
2. Đặc điểm và những nội dung chính của thần thoại người Việt ?
3. Hãy chứng minh cơ sở của trí tưởng tượng, yếu tố thần kỳ trong thần thoại đều xuất phát từ những hình ảnh hiện thực của đời sống.
4. Chỉ ra và phân tích các đặc điểm thi pháp của thần thoại Thần Trụ Trời
Phần thực hành: Phân tích một tác phẩm thần thoại (Thần Trụ Trời, Quả bầu Mẹ )

Chương 3. TRUYỀN THUYẾT

1. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và thần thoại ?
2. Nêu những nội dung cơ bản của thần thoại
3. Trình bày những đặc điểm thi pháp của truyền thuyết.
4. Vận dụng những đặc điểm và thi pháp truyền thuyết để tiếp cận một số truyền thuyết tiêu biểu: Thánh Gióng, An Dương Vương, Con Rồng Cháu Tiên...
5. Cơ sở văn hóa, lịch sử nào cho việc hình thành và phát triển thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam ?
Phần thực hành: Phân tích một truyền thuyết (An Dương Vương, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm ...).

Chương 4. TRUYỆN CỔ TÍCH

1. Nêu đặc điểm cơ bản của các tiểu loại cổ tích ?
2. Yếu tố không gian và thời gian trong truyện cổ tích thần kỳ nói lên nội dung và ý nghĩa gì ? Thử phân tích một vài ví dụ để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa đó.
3. Những nội dung chính của truyện cổ tích Việt Nam ? Việc phân định các tiểu loại truyện cổ tích dựa trên những tiêu chí khoa học nào ?
4. Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám theo đặc điểm thi pháp ?
5. Phân tích các truyện: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây khế để làm nổi bật những nội dung cơ bản của cổ truyện cổ tích ?

Chương 5. TRUYỆN CƯỜI

1. Bản chất xã hội của truyện cười ?
2. Cơ sở xã hội và cơ sở mĩ học của truyện cười? Giá trị xã hội và giá trị nghệ thuật của thể loại truyện cười?
3. Những cái đáng cười trong truyện cười là gì ? Hãy phân tích một số truyện để chỉ ra điều đó ?
4. Vận dụng những đặc điểm thi pháp để phân tích truyện: Con rắn vuông; Lợn cưới áo mới.
Gợi ý: Cần chú ý phân tích các bình diện: nhân vật, kết cấu, tính kịch, sắp xếp sự kiện, và cuối cùng cần rút ra được cái đáng cười mà nhân dân muốn nói đến.
5. Phân tích 1 truyện cười (Tam đại con gà, Quan huyện thanh liêm, Trạng Quỳnh).

Chương 6. TRUYỆN NGU NGÔN

1. Nêu những đặc điểm của truyện cười và truyện ngụ ngôn.
2. a.Phân tích truyện Thầy bói xem voi; Làm theo vợ dặn; Quạ và Công; Đẽo cày giữa đường để làm nổi bật những nội dung và bài học mà tác giả dân gian gửi gắm.
    b. Các vấn đề mà mỗi truyện nêu ra có ý nghĩa xã hội như thế nào ? Đối với ngày nay, những vấn đề đó còn mang giá trị hay không ?

Chương 7. TỤC NGỮ VÀ CÂU ĐỐ

1. Ba nội dung cơ bản của tục ngữ Việt Nam ?
2. Lấy một vài ví dụ cụ thể để chứng minh các đặc trưng thi pháp tục ngữ.
3. Bình luận các câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; có công mài sắt có ngày nên kim, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
4. Các phương thức nghệ thuật của câu đố.

Chương 8. CA DAO – DÂN CA

1. Hãy giải thích cách gọi tên Ca dao – dân ca ?
2. Đặc trưng thể loại của ca dao, dân ca ?
3. Những nội dung phản ánh của ca dao ? Vai trò của ca dao trong đời sống xã hội ?
4. Bình luận câu nói của Xuân Diệu: "Ca dao cũng là thơ, một loại thơ đặc biệt"
5. Vẻ đẹp ngôn từ trong ca dao.
6. Vận dụng đặc trưng thể loại và những đặc điểm thi pháp để phân tích một số bài ca dao sau: Con cò mà đi ăn đêm; Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím, Em nghe anh đau đầu chưa khá, Trong đầm gì đẹp bằng sen, Gió đưa cành trúc la đà, Hỡi cô tát nước bên đàng.
Lưu ý: Khi phân tích cần xác định được nhân vật trữ tình, không gian và thời gian diễn xướng, thể loại, kết cấu… Nếu bài ca dao không có từ nào chỉ không gian và thời gian thì cần tái hiện lại bối cảnh diễn xướng cho phù hợp (dựa vào đặc trưng thể loại). Bài ca dao Em nghe anh đau đầu chưa khá cần chú ý cách ngắt nhịp và việc sử dụng ngôn ngữ địa phương.
Thực hành: Phân tích một số bài ca dao trong chương trình Ngữ văn THCS

Chương 9.  VÈ

Chương10. SÂN KHẤU DÂN GIAN

1. Phân tích tính nguyên hợp trong hình thức nghệ thuật chèo.
2. Vì sao nói chèo là một loại hình nghệ thuật giàu tính truyền thống.
3. Xem các vở: Súy Vân giả dại; Quan Âm Thị Kính; trích đoạn Xã trưởng – Mẹ đốp, Thị Mầu lên chùa hoặc các trích đoạn chèo nổi tiếng khác do Nhà hát chèo Trung ương thực hiện.
4. Những đặc điểm diễn xướng của chèo sân đình ?
5. Nội dung xã hội của chèo ?
6. Tìm hiểu, phân tích nhân vật Thị Mầu.
Thực hành: Phân tích đoạn trích vở chèo Quân âm Thị Kính trong sách giáo khoa THCS

Chương 11. VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

 

1. Hãy phân biệt sử thi thần thoại và sử thi  anh hùng ? Cho ví dụ chứng minh ?
2. Trình bày các đặc điểm lịch sử, văn hoá, xã hội của các dân tộc thiểu số.
3. Tóm tắt trường ca Đăm San. Ý nghĩa hình tượng Đăm San.
                                                                           Buôn Ma Thuột ngày 25-9-2009
                                                                                 Bản sửa lần 2 (25-3-2011)
                                                                                        Nguyễn Duy Xuân

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TỔ QUỐC TRÊN HẾT
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
Luong truy cap
70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay51,517
  • Tháng hiện tại784,348
  • Tổng lượt truy cập54,899,052
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây