Sự sàng lọc cần thiết để lựa chọn cho tương lai những người thầy xứng tầm với sự nghiệp trồng người

Chủ nhật - 24/02/2019 18:36
Đã đến lúc Giáo dục cần một cuộc cách mạng thực sự về chất mà khâu đào tạo giáo viên phải được xem là then chốt, sinh viên Sư phạm phải đáp ứng được các tiêu chí về Ngoại hình – Tâm huyết – Tri thức – Năng lực sư phạm.
Sáng 14-2, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, đã gỡ điều kiện chiều cao khỏi đề án tuyển sinh dự kiến của trường, một động thái gây bất ngờ đối với dư luận. Phải chăng, lãnh đạo trường không muốn “căng mình” trước sức ép của truyền thông dù bà Hiệu trưởng đã lí giải “quan điểm của nhà trường là lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhiều chiều từ dư luận và điều chỉnh các điều kiện tuyển sinh cho phù hợp”.

Trước đó, trong đề án tuyển sinh dự kiến năm 2019 nhà trường đưa ra qui định nữ cao 1,50 m, nam 1,55 m trở lên mới được xét tuyển vào các ngành Sư phạm. Qui định này đã nhận được nhiều ý kiến tranh cãi gay gắt, trái chiều của dư luận xã hội.

Nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến phản đối. Những ý kiến phản đối cho rằng, qui định như thế là không công bằng, đừng quá cụ thể các tiêu chuẩn về sức khỏe mà lấy mất giấc mơ làm giáo viên của nhiều học sinh.

Họ lập luận, trong môi trường giáo dục, tiêu chuẩn về đạo đức và giá trị nghề nghiệp luôn được đánh giá cao hơn tiêu chuẩn ngoại hình; nghề giáo là truyền tri thức và đạo đức chứ có phải tuyển dụng ngành sale đâu mà cần ngoại hình làm gì,...

Họ viện dẫn tục ngữ, thành ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Nhất lé nhì lùn.

Họ dẫn chứng nhiều nhà giáo khuyết tật về ngoại hình nhưng vẫn sống và truyền cảm hứng cho bao lớp học trò.

Rồi nào là giáo dục chứ không phải showbit ; bục giảng, nhà trường không phải là nơi trình diễn văn nghệ.

Đọc những “luận cứ, luận chứng” phản bác của dư luận mà cảm thấy đầu muốn nổ tung. Thế mới biết cảm thông cho lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM những ngày qua chịu áp lực biết bao. Chịu không thấu nên đành phải gỡ tiêu chí qui đinh chiều cao sinh viên. Tiếc lắm thay!

Tiếc vì một qui định tích cực sớm thui chột trước “bão” dư luận, những cơn bão  theo trào lưu đám đông vẫn thường thấy trên mạng xã hội, không phải vì mục đích xấu mà có lẽ người vì ta chưa hiểu, người ta đã quá vội vàng mà qui kết.

Việc qui định về ngoại hình trong tuyển sinh không phải là vấn đề mới mẻ. Nhiều ngành ngoài sư phạm như Công an, Quân đội, các ngành Nghệ thuật, … do đặc thù nghề nghiệp đều có những qui định khắt khe về hình thể, dĩ nhiên là không vì ngoại hình mà xem nhẹ tri thức.

Vậy Sư phạm có đặc thù không? Xin thưa là có! Nghề dạy học từng được tôn vinh, gắn cho những danh xưng “nghề cao quí nhất”, “kỹ sư tâm hồn”. Người giáo viên cũng phải đảm bảo các tiêu chí quan trọng: Ngoại hình, tâm huyết, tri thức và năng lực sư phạm. Ở đây xin không bàn những trường hợp đặc biệt mà dư luận đã dẫn chứng, đó là các Nhà giáo khuyết tật vì sự tôn trọng họ. Sự có mặt của họ trong hệ thống giáo dục không mang tính phổ quát.

Trong ngành Sư phạm, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất hiện đang là hai ngành chú ý đến tiêu chuẩn ngoại hình trong khâu tuyển sinh.

Về phía học sinh, một thực tế ai cũng biết là do chất lượng cuộc sống được nâng cao, học sinh hiện nay nhất là ở các trung tâm dân cư như thành phố, thị xã, thị trấn phát triển rất tốt về mặt thể lực. Chiều cao trung bình của học sinh lớp 5 dao động từ khoảng 1,3 đến 1,5m. Ở bậc THCS, THPT chiều cao học sinh còn cao hơn nhiều.

Trong khi đó, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam hiện nay là 164 cm đối với nam và 153 cm đối với nữ.

Nhìn lại quá khứ, cả một thời gian dài trong khâu tuyển sinh Sư phạm chúng ta chỉ chú trọng tiêu chuẩn tri thức thông qua điểm số thi cử, học tập vì những lí do mang tính “lịch sử”: Chiến tranh liên miên; đào tạo Sư phạm không theo kịp sự phát triển của ngành Giáo dục nên buộc phải tuyển sinh ào ạt, không chỉ hệ chính qui mà còn đủ các hệ cấp tốc.

Theo số liệu thống kê, hiện nay Giáo dục thuộc nhóm ngành có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất, chiếm 19% với khoảng 40.000 sinh viên.

Trở lại câu chuyện trên, qui định của Trường ĐH Sư phạm TPHCM nữ cao 1,50 m, nam 1,55 m rõ ràng là rất thấp so với chiều cao trung bình của nam nữ thanh niên hiện nay. Vậy mà dư luận vẫn vô tư “ném đá”?

Ai đã từng ở trong nghề mới thấu, làm thầy làm cô mà bị khiếm khuyết hay yếu kém so với đồng nghiệp ở khía cạnh nào cũng đều là nỗi khổ tâm, nếu không nỗ lực vượt lên chính mình bằng lòng yêu người yêu nghề thì luôn luôn mặc cảm, tự ti.
 
Đã đến lúc Giáo dục cần một cuộc cách mạng thực sự về chất mà khâu đào tạo giáo viên phải được xem là then chốt, sinh viên Sư phạm phải đáp ứng được các tiêu chí về Ngoại hình – Tâm huyết – Tri thức – Năng lực sư phạm.

Đề xuất của Trường ĐH Sư phạm TPHCM thiết nghĩ là động thái tích cực dù mới chỉ là một nội dung trong nhiều tiêu chí về ngoại hình (chiều cao, cân nặng, dị tật, giọng nói,…).

Mới đây, Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra quy định thí sinh muốn thi vào Sư phạm phải là học sinh giỏi năm học lớp 12.

Đó là những hướng đi đúng đắn nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo Sư phạm.

Trong bối cảnh giáo viên dư thừa, sinh viên Sư phạm thất nghiệp lên đến 5 con số thì việc qui định chuẩn đầu vào Sư phạm không thể chậm trễ hơn nữa. Đó là sự sàng lọc cần thiết ở khâu đầu tiên để lựa chọn cho tương lai những người thầy xứng tầm với sự nghiệp trồng người ở thời đại 4.0.
 
14-2-2019
Nguyễn Duy xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
Luong truy cap
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập234
  • Hôm nay36,739
  • Tháng hiện tại750,779
  • Tổng lượt truy cập54,865,483
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây