Ôi chỉ tiêu! - Nguyễn Duy Xuân

Chủ nhật - 26/02/2017 20:20
Hà Nội vừa đặt ra chỉ tiêu phòng, chống mại dâm trên địa bàn thành phố năm 2017 là xử phạt 500 lượt người bán dâm.
Bình luận về việc này, ông Nguyễn Xuân Lập - cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Bộ LĐ-TB&XH - nói: “Tôi thấy buồn cười với chỉ tiêu đó”.

Ông Cục trưởng đã nói trúng ý dư luận. Vâng, quả thực là "buồn cười"!

Buồn cười vì cái sự cứng nhắc, máy móc trong quản lí nhà nước, cái gì cũng "chỉ tiêu" hóa.

Đưa ra con số 500 lượt người bị xử phạt, thế có nghĩa là Hà Nội đã định lượng được con số cụ thể người bán dâm? Và xử phạt 500, số còn lại cứ mặc nhiên… hành nghề?

Ai cũng biết trong trường hợp này, tốt nhất không nên đặt chỉ tiêu theo kiểu định lượng, nếu có thì nên tính % ở mức tối đa. Bởi đối với tệ nạn xã hội, mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ chứ không phải xử bao nhiêu, còn bao nhiêu.

Lại nhớ cách đây mấy năm, bệnh viện nọ đặt ra chỉ tiêu về khám chữa bệnh khiến dư luận ngỡ ngàng.

Bệnh viện đưa ra chỉ tiêu một năm phải đạt 3.700 người chụp CT scanner, 16.000 người siêu âm, 16.050 người điều trị nội trú và 80.000 lượt người khám bệnh, ... Thế là một cuộc "ma ra tông" để đạt chỉ tiêu bắt đầu.

Bệnh nhân không cần chụp CT scanner, bác sĩ cũng chỉ định chụp; không cần xét nghiệm, siêu âm cũng phải làm xét nghiệm, siêu âm; không cần điều trị nội trú cũng phải nhập viện.

Kết quả là doanh thu của bệnh viện tăng, lương của y, bác sĩ tăng, còn bệnh nhân thì mắc thêm bệnh "viêm màng túi".

Tôi tự hỏi, sao có những chỉ tiêu kì quái thế nhỉ?

Bỗng nhớ đến mẩu chuyện nhỏ về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau khi cuộc mít tinh ngày 1-1-1955 chào mừng Đảng và Chính phủ sau 9 năm kháng chiến trở về Thủ đô kết thúc, Bác đi từ lễ đài xuống, rẽ qua thăm đơn vị chữa cháy đang làm nhiệm vụ. Bác ân cần bắt tay từng người và chúc: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Lời chúc của Người pha chút hài hước nhưng rất thực tế.

Nếu lực lượng phòng cháy chữa cháy muốn đặt chỉ tiêu cho mình thì có lẽ không có chỉ tiêu nào thiết thực hơn chỉ tiêu… thất nghiệp.

Qua mẩu chuyện này, có thể thấy, sự xơ cứng, máy móc, xa rời thực tế trong điều hành, quản lí hiện nay đang là lực cản không nhỏ kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

19-12-2017
Nguyễn Duy Xuân

Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TỔ QUỐC TRÊN HẾT
45 năm chiến tranh biên giới
45 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH
BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
17/2/1979


 
Gạc Ma
CÁC ANH SỐNG MÃI TRONG LÒNG NHÂN DÂN
 
Luong truy cap
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm87
  • Hôm nay12,698
  • Tháng hiện tại381,157
  • Tổng lượt truy cập53,682,206
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây