Lại bàn về Ngày khai giảng

Thứ tư - 29/08/2018 21:31
Để gọi ngày đầu tiên của năm học mới, ta nên dùng từ nào? Khai giảng hay khai trường?
Khai giang
Khai giang
Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày trọng đại đối với hàng triệu học sinh trong cả nước: Ngày khai giảng năm học mới.

Đây là một hoạt động thường niên nhưng lại khiến dư luận quan tâm. Vấn đề được báo chí mổ xẻ bấy lâu nay là thời điểm tổ chức nghi lễ và nội dung khai giảng.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn bàn đến khía cạnh khác.

Trước hết cần tìm hiểu ý nghĩa của từ “Khai giảng”.

Đây là từ Hán – Việt. “Khai”: mở, mở ra, bắt đầu; “giảng”: giảng giải, diễn giảng. Khai giảng: bắt đầu diễn giảng, bắt đầu giảng dạy (nghĩa mở rộng).

Cách hiểu phổ biến hiện nay của khai giảng là bắt đầu việc học tập, giảng dạy cho một năm học hay khóa học. Ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học hay khóa học đó. Cách hiểu này có phần chưa phù hợp với nghĩa gốc của từ khai giảng đã nói ở trên.

Trường hợp biến đổi ngữ nghĩa do hiểu sai một số từ Hán - Việt, lâu dần trở thành thói quen khó sửa, có thể kể ra đây một số từ như cứu cánh, quan ngại, huyền thoại,…

Vậy dùng “khai giảng” để chỉ cho ngày mở đầu năm học mới liệu có chính xác? Và nếu đúng thì rõ ràng việc ngành giáo dục trong khoảng vài chục năm trở lại đây cho học sinh tựu trường trước cả tháng hoặc vài tuần, rồi tổ chức khai giảng thử, khai giảng sáo rỗng, là điều không thể chấp nhận được trong một môi trường mà nhất cử nhất động của nhà trường và thầy cô phải chuẩn mực.

Lại nhớ đến ngày khai giảng đầu tiên dưới chính thể mới cách đây 73 năm.

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ dùng từ “khai trường” ở câu mở đầu đầu đầy trang trọng: “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Tiếp đến hai lần Người dùng từ “tựu trường” để nhấn mạnh không khí vui vẻ, nhộn nhịp của tuổi học trò sau ba tháng hè xa nhau: “Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi”.
 
Chuyện dùng từ của Bác, ai cũng biết, rất cẩn trọng, cân nhắc.

Ngày khai trường là ngày trường học mở cửa lại sau kỳ nghỉ hè dài để bắt đầu một năm học mới.

Ngày tựu trường là ngày học sinh, giáo viên tề tựu đông đủ để trở lại công việc học tập giảng dạy cho một năm học mới sau kỳ nghỉ hè.

Có thể thấy, nghĩa của từ “khai trường” đã bao hàm việc dạy – học, và trang trọng vì hàm ý nghi lễ khai – mở.

Ngày xưa, các cụ còn dùng từ “Khai học”. Từ này hiện nay không còn nhắc đến nữa.

Vậy, để gọi ngày đầu tiên của năm học mới, ta nên dùng từ nào? Khai giảng hay khai trường?

Rất mong được bạn đọc gần xa quan tâm.

11-8-2018
Nguyễn Duy Xuân

Tham khảo:

http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/3601402-.html

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
45 năm chiến tranh biên giới
45 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH
BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
17/2/1979


 
Gạc Ma
CÁC ANH SỐNG MÃI TRONG LÒNG NHÂN DÂN
 
Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay22,606
  • Tháng hiện tại377,184
  • Tổng lượt truy cập53,678,233
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây