Sách giáo khoa Lịch sử hiện hành viết gì về chiến tranh biên giới phí Bắc?

Thứ sáu - 04/03/2022 19:21
Đã 3 năm  trôi qua, sau Hội thảo cấp quốc gia sáng 15/2/2019 của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam với chủ đề "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại", SGK môn Lịch sử vẫn không có gì thay đổi về nội dung 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc.

Ngày 5/3/1979, trong tình thế cấp bách chống lại hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến.

Cũng ngày này, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và bắt đầu rút quân về nước. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống quân xâm lược ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc còn kéo dài dai dẳng suốt 10 năm sau đó.

Sáng hôm qua, 4/3/2022, tôi ra hiệu sách xem lại sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, Lịch sử lớp 12.

Điều khó hiểu là, đã 3 năm trôi qua, sau Hội thảo cấp quốc gia sáng 15/2/2019 của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam với chủ đề "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại", SGK môn Lịch sử vẫn không có gì thay đổi về nội dung 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc.

Tại cuộc hội thảo, ông Phạm Hồng Tung, GS Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ viết chi tiết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc. Các cuộc chiến có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Giáo sư sử học Vũ Minh Giang cho rằng, nhìn từ góc độ nào thì việc Trung Quốc đưa 600.000 quân tràn vào biên giới phía Bắc Việt Nam từ năm 1979 "mang tính chất là cuộc tiến công xâm lược". "Với ý nghĩa đó, đây là sự kiện lịch sử quan trọng, cần có vị trí xứng đáng trong các bộ sử của dân tộc, sách giáo khoa và các phương thức giáo dục lịch sử khác", ông Giang đề xuất.

Đó là những quan điểm đã được các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đồng thuận. Từ đó đến nay, dư luận, nhất là các thầy cô dạy sử và học sinh phổ thông mong mỏi, ngóng chờ.

Và đây là minh chứng.

Trong sách Lịch sử lớp 9 (dùng cho năm học 2021-2022), nội dung chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc được viết trong 3 đoạn với 11 dòng rưỡi (xem ảnh). Tuy nhiên, nội dung đề cập chiến tranh biên giới phía Bắc thực chất chỉ có 9 dòng rưỡi.



Đoạn viết về chiến tranh biên giới 1979 trong sách Lịch sử 9

Sách Lịch sử 12 còn tệ hơn, chỉ có 2 đoạn với 8 dòng rưỡi. Nội dung nói về chiến tranh biên giới phí Bắc chỉ 4 dòng rưỡi với 3 câu, bê nguyên xi nội dung của sách Lịch sử 9.


Đoạn viết về chiến tranh biên giới 1979 trong sách Lịch sử 12

Nội dung hết sức sơ sài (chỉ vài ba câu) vậy mà các tác giả soạn sách lại đặt câu hỏi cuối bài học (cả Sử 9, Sử 12 đều chung câu hỏi): Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc Tổ quốc của nhân dân ta đã diễn ra như thế nào?

Đáng lưu ý, sách Lịch sử 9 dành 2 trang liệt kê những sự kiện chính trong Lịch sử 9 không có 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc, càng không có hai sự kiện: Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa 19/1/1974 và chiếm đảo Gạc Ma 14/3/1988 (xem ảnh dưới đây). Hai sự kiện bi thương này cũng không hề được nói đến trong sách Lịch sử 12.




5/3/2022
Nguyễn Duy Xuân


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CM tháng 8 và QK 2/9
79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8
& QUỐC KHÁNH 2/9
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Luong truy cap
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay41,537
  • Tháng hiện tại221,965
  • Tổng lượt truy cập60,105,772
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây