Muốn dựng tượng hãy tạo niềm tin trước đã

Thứ sáu - 08/05/2020 20:20
Chủ trương của Tòa án Nhân dân tối cao dựng tượng vua Lê Thái Tông và tượng các vị nguyên là chánh án đã quá cố đang gây làn sóng tranh cãi trong dư luận.
 
Trong bối cảnh Nhà nước đang chủ trương tiết kiệm chi tiêu để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, lại giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành thì đề xuất dựng tượng của TAND Tối cao rất dễ gây dị ứng đối với dư luận.

Trước hết bởi vì nó quá lãng phí

Không chỉ tốn kém trong việc dựng tượng nếu “dự án” được thực thi mà còn kéo theo nhiều chi phí khác cho các hoạt động như hội thảo chuyên đề, phác thảo mẫu tượng, thăm dò ý kiến nội bộ,… Và loạt nghi lễ ăn theo như đặt tượng, dâng hương, khánh thành, vân vân và vân vân.

Sơ sơ nhẩm tính, toàn quốc có 707 đơn vị tòa cấp huyện, 63 tòa cấp tỉnh, 3 tòa cấp cao và tòa tối cao, tổng là 774 tòa án. Chỉ cần mỗi tòa dựng một tượng thì chi phí cho “dự án” này sẽ là một con số rất khủng.

Luật sư Trần Quang Mỹ (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: “Đất nước còn nhiều khó khăn, còn nhiều chuyện phải lo nên lúc này chưa phải thời điểm để dựng tượng công lý khắp nơi".[1]

Theo ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, “các trụ sở hành chính của chúng ta đều có tượng Bác Hồ, mà Bác cũng là biểu tượng cho công lý, giờ đây lại có một bức tượng “công lý” nữa, là không nên".

Kết quả thăm dò độc giả trên báo Tuổi trẻ Online cũng cho thấy: Trả lời câu hỏi nên hay không nên dựng tượng, kết quả: Không nên 87,3%, Nên 10,3%, Ý kiến khác 2,4%.

Ấy là chưa kể, nếu chủ trương của TAND Tối cao được hiện thực hóa thì ai dám chắc không tạo nên một “hiệu ứng đô mi nô”, nhà nhà xây tượng, ngành ngành dựng tượng?

"Nếu tòa chọn và dựng tượng được thì sau này mỗi cơ quan sẽ chọn một nhân vật khác nhau làm biểu tượng của ngành mình. Ngân sách nhà nước sẽ nặng gánh bởi những tượng đài không đem lại nhiều ý nghĩa,…”, luật sư Trần Quang Mỹ nói.

Ông Lê Như Tiến thì cho rằng: “Nếu triển khai ở tất cả ngành tòa án thì thật sự sẽ gây lãng phí mà không giải quyết được việc gì.”.[2]

Muốn dựng tượng hãy tạo niềm tin trước đã

Về nhiệm vụ của ngành tòa án, ngày 14/1/2019, tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tòa án năm 2019, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo: “Toàn ngành cần tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; hạn chế mức thấp nhất các bản án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của tòa án; kiên quyết khắc phục tình trạng vi phạm thời hạn tố tụng.”.[3]

Thế cho nên, dư luận phản ứng mạnh mẽ trước chủ trương dựng tượng của  TAND Tối cao là điều không có gì khó hiểu bởi án oan sai, án bỏ túi, án bỏ lọt tội phạm, án bị hủy,… đã thành “chuyện hàng ngày ở huyện” của các cấp tòa án.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn (TP.HCM), chúng ta hiện là chế độ dân chủ, nên tinh thần thượng tôn luật pháp là trên hết và cần phải làm sao theo cho kịp luật lệ tiến bộ của nhân loại ngày nay. Thay vì dựng rất nhiều bức tượng tốn kém, hãy nên dành thêm phần để đầu tư cho sự hoàn thiện và thực thi cho đúng luật pháp trong thời đại mới này.[4]

Cá nhân người viết bài này hoàn toàn tán thành ý kiến của ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội: “Công lý là ở trong tâm mỗi người thực hiện công vụ, chứ không phải cứ phải đúc tượng mới thể hiện được công lý”.

Đó cũng là thông điệp của người dân muốn gửi đến cơ quan thực thi công lý tối cao của đất nước lúc này.

05-5-2020
Nguyễn Duy Xuân
Nguồn tham khảo:

[1, 4]. https://tuoitre.vn/co-can-chon-vua-lam-bieu-tuong-cong-ly-20200427221403537.htm
[2]. https://giaoducthoidai.vn/dung-tuong-cong-ly-tai-tru-so-cac-toa-an-khong-phu-hop-rat-lang-phi-20200427155146878.html
[3]. http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Khong-de-xay-ra-viec-xet-xu-oan-sai-bo-lot-toi-pham/356899.vgp

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Luong truy cap
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay11,477
  • Tháng hiện tại71,998
  • Tổng lượt truy cập55,263,459
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây