Dịch giả Đoàn Mạnh Thế: Dao sắc không gọt được chuôi

Chủ nhật - 28/02/2021 17:24
Cả ngày nay, cứ bần thần nghĩ về anh: Giỏi như anh, tử tế như anh và am tường lý số như anh, vậy mà vẫn phải chấp nhận sự an bài của thiên định đặt vào thế hãm địa...!

Năm 1998, lần đầu gặp, thấy anh phong độ, trẻ trung, nghĩ anh chắc chỉ ngoài bốn mươi tí ti nên gọi anh xưng em ngọt sớt. Mãi sau này biết tuổi, ngại quá, xin chuyển sang xưng cháu gọi chú cho phải đạo thì anh gạt: - “Đừng gọi tớ là chú, già lắm. Tớ hơn cậu chưa đến 30 tuổi, đang quen anh anh em em, chuyển sang xưng hô chú cháu nghe buồn cười...” . Ừ. Tặc lưỡi, cũng như dịch giả Trần Đình Hiến đi! Bố cũng anh xưng em. Con (con vợ lớn của dịch giả Trần Đình Hiến) cũng anh xưng em. Năm thỉnh mười thoảng mới gặp, gọi anh xưng em cũng chẳng chết hàng tôm hàng cá nào, cốt vui vẻ khi gặp mặt, công việc được như ý, là ổn. Từ đấy, lại anh anh em em, nhiều lúc rượu vào còn hứng lên cốc đầu “ông anh” như gõ đầu trẻ, rồi tưng tửng phán: - “Số anh sau này cũng thê lương lắm. Vợ bỏ! Con chê! Về già sống cảnh đói nghèo, đơn độc!”. Anh cười khì khì: - “Chú biết cái đếch gì mà phán! Lại nghe thằng Hà (con thứ 2 của anh) nói khi rượu vào chứ gì? Ừ. Số anh nó nhọ như thế nên cố tích đức để cải số đây. Mà số chú sau này cũng nhọ lắm, sướng hơn anh về vật chất nhưng tinh thần cũng sẽ mệt mỏi đấy.”.

“Phán” là thế nhưng bụng bảo dạ, anh ấy sẽ sướng chứ chẳng khổ như “sách nói” đâu. Nhà cửa có mấy cái, ở Hà Nội, ở cả Hải Phòng. Lương hưu kha khá, lại dịch sách đều đều, cờ bạc thì không, gái gú chỉ giỏi võ mồm. Đến cả rượu cũng chỉ thi thoảng làm một, hai chén cho “có phong trào”,  để “giữ quan hệ”...  Người như thế, cuối đời sao khổ được! Ấy vậy mà đùng cái năm anh 65 tuổi, chị lôi anh ra tòa, nhất quyết “đường ai nấy đi”. Con cháu, họ hàng tham gia thế nào, chị vẫn cứ khăng khăng: - “Không yêu nhau nữa thì giải phóng cho nhau. Già rồi nên càng cần được sống cho riêng mình, càng cần được sống thanh thản. Sống được bao năm nữa mà cứ phải gượng ép cho khổ!”. Điên tiết, anh cũng “hâm hâm” lên, họa luôn: - “Bà không còn yêu tôi nữa, thì thôi, ra tòa.”. Thế là anh chị ly hôn! Thế là anh khăn gói lên Hà Nội sống kiếp độc thân... Chẳng bao lâu, ngôi nhà “đắc địa” ở phố “Hàng...” cũng lại phải bàn giao cho “người khác”. Anh thành kẻ trắng tay. Là kẻ coi nhẹ đồng tiền, anh tặc lưỡi: - “Người còn chẳng tiếc, tiếc đếch gì tài sản!”, rồi lầm lụi về ngôi nhà cũ nát của bố mẹ ở Hồng Mai để tá túc...

Sáng nay đến thăm anh, sững người khi tận mắt được “mục sở thị” ngôi nhà anh ở. Ngồi đến tiếng đồng hồ mà vẫn không biết có nên gọi nơi anh đang tá túc là nhà không nữa? Tuổi đã cao, sức đã yếu, mỗi bận mưa gió thì thế nào...?

Tiễn khách ra cửa, anh cứ mãi phân trần: - “Số anh nó khổ vậy, đành chịu. Trách ai hả chú? Mấy thằng em chú (con của anh), cũng có nỗi khổ của chúng nên anh không làm phiền chúng. Trời cho anh sống vượt tuổi thất thập cổ lai hy mà vẫn khỏe mạnh thế này là anh sướng lắm rồi...”

Cả ngày nay, cứ bần thần nghĩ về anh: Giỏi như anh, tử tế như anh và am tường lý số như anh, vậy mà vẫn phải chấp nhận sự an bài của thiên định đặt vào thế hãm địa...!

Tối nay. Cho cu cháu đón anh đến nhà chơi, cũng chỉ biết nhắc anh cố giữ gìn sức khỏe, đề phòng 2 pháp lệnh ngày càng nổi rõ, chạy sâu vào khóe miệng...

Anh ừ mà nghe ầng ậc tiếng nước mắt!                                    .

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TỔ QUỐC TRÊN HẾT
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
45 năm chiến tranh biên giới
45 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH
BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
17/2/1979


 
Gạc Ma
CÁC ANH SỐNG MÃI TRONG LÒNG NHÂN DÂN
 
Luong truy cap
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay22,606
  • Tháng hiện tại377,289
  • Tổng lượt truy cập53,678,338
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây