“Láo lếu” và “lếu láo”

Thứ năm - 24/12/2020 19:25
“Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập “láo lếu”, “lếu láo” và giải thích:
 
-“LÁO LẾU tt. Như lếu láo. “Mấy thằng quen thói láo lếu, kém giáo dục, vừa đứng chờ lấy cơm vừa chửi bới tục tĩu” (VN, 17-3-90, 10)”.

-“LẾU LÁO tt. 1. Thiếu lễ độ, không kể gì đến khuôn phép trong quan hệ với người lớn, người trên; láo (nói khái quát). Ăn nói lếu láo hỗn xược. Thái độ lếu láo. 2. (Làm việc gì) qua loa đại khái, cốt cho có, cho xong. Học lếu láo dăm ba câu rồi bỏ đi. Làm lếu làm láo cho xong việc. “Nhưng thấy những vẻ sáng sủa mát mẻ của bầu trời, trong mình tự nhiên rạo rực, chỉ muốn đi chơi lếu láo hết ngày” (Ngô Tất Tố)”.

Tuy nhiên, “láo lếu”, hay “lếu láo” đều là từ ghép đẳng lập: “lếu” nghĩa là bậy bạ, quấy quá (như nói lếu; làm lếu); “láo” nghĩa là qua loa, ẩu, bừa, hỗn (như làm láo; nói láo):

-Đại Nam quấc âm tự vị: “lếu. n. Quấy quá, chạ lác, không ra cái gì. Lếu láo: Quấy quá, vô tình, vô ý, ngơ ngẩn, không biết sự gì; không nên thân, không nên người; bá lếu, cà lếu: Tiếng mắng thằng ngơ ngẩn, vô tình, không biết đều, mà là mắng nhẹ; làm lếu: làm quấy, làm không nên; nói lếu: nói quấy, nói không nên đều; tại mầy lếu: Tại mày không biết đều, tại mầy làm quấy…”; “Phải vạ cho chú nầy! Tiếng trách mắng rằng: Chú nầy lếu quá, đáng bắt vạ”; “láo. N. dối trá, không thật thà. Nói láo: nói dối, nói chuyện không có, lấy chuyện không làm chuyện có”.

-Từ điển Vietlex: “lếu • t.[kng, id] như nói láo nói lếu ~ làm lếu”; “láo • t. 1 vô lễ, không kể gì đến khuôn phép trong quan hệ đối với người trên: nói láo ~ láo như ranh! ~ thằng bé láo lắm! Đn: hỗn, láo lếu, lếu, lếu láo; 2 [kng] sai, bậy, không kể gì đến khuôn phép, sự thật : tán láo cho vui ~ báo cáo láo ~ “(...) phó lý cứ việc trích tiền công quỹ ra đưa lên, rồi liệu bịa đặt mà khai láo vào sổ chi tiêu.” (Vũ Trọng Phụng).

-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí tiến đức): “lếu • Cũng nghĩa như “láo” <> Nói lếu, nói láo.”;  “láo • 1 Hỗn, sấc <> Kẻ dưới không được láo với người trên. 2 Bậy, không thực <> Nói láo. Làm láo”.

Như vậy, cả “láo” và “lếu” xét về phương diện đồng đại, đều có nghĩa độc lập trong hành chức. Theo đây, “láo lếu” và “lếu láo” đều là những từ ghép đẳng lập, chứ không phải từ láy như soạn giả “Từ điển từ láy tiếng Việt” lầm tưởng.

Hoàng Tuấn Công:
http://tuancongthuphong.blogspot.com/2020/12/lao-leu-va-leu-lao.html
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
CM tháng 8 và QK 2/9
79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8
& QUỐC KHÁNH 2/9
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm194
  • Hôm nay29,090
  • Tháng hiện tại462,632
  • Tổng lượt truy cập60,346,439
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây