Cựu trợ lý của nguyên Phó Thủ tướng khai quá trình nhận 180.000 USD
Sáng 12/7, bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý của nguyên Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh là người đầu tiên trong nhóm nhận hối lộ bị thẩm vấn.
Khi được hỏi về quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay tại Văn phòng Chính phủ, bị cáo Nguyễn Quang Linh khai, Văn phòng Chính phủ xử lý các văn bản, thủ tục thuộc chức năng nhiệm vụ, đi từ dưới đi lên. Hồ sơ của các tổ chức, công ty gửi đến Văn phòng Chính phủ đi qua cổng văn thư, sau đó chuyển đến các vụ chức năng, ở đây là Vụ Quan hệ Quốc tế.
Sau đó Vụ Quan hệ Quốc tế phối hợp trình lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ký tờ trình và gửi lên lãnh đạo Chính phủ.
Bị cáo nhận 180.000 USD từ bị cáo Hoàng Anh Kiếm và và 100 triệu đồng từ bị cáo Nguyễn Mai Anh (nguyên Chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ- PV)".
Đối với câu hỏi của HĐXX về việc bị cáo đã giúp gì cho các pháp nhân đưa tiền, bị cáo Nguyễn Quang Linh khai, đối với Công ty Lữ Hành Việt, bị cáo tư vấn về mặt thủ tục. Bị cáo cũng giới thiệu bị cáo Hoàng Anh Kiếm với bị cáo Nguyễn Tiến Thân (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ-PV) để hai bên gặp gỡ nhau.
Bị cáo Nguyễn Quang Linh trình bày, thời điểm dịch bệnh, bản thân luôn nỗ lực làm các công việc nhanh gọn, không để xảy ra sai sót. Sau khi nhận tiền, bị cáo cũng không đưa cho ai, không báo cáo ai.
HĐXX đặt câu hỏi "Bị cáo có đưa tiền cho ai ở Văn phòng Chính phủ không?", bị cáo Nguyễn Quang Linh nói không đưa ai.
Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng nói khi nhận 21,5 tỉ 'không nhận thức được là hành vi vi phạm'
Bị cáo buộc 37 lần nhận hối lộ khi cấp phép các "chuyến bay giải cứu", tổng cộng 21,5 tỉ đồng, cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng khẳng định “không có mưu đồ, không đòi hỏi” mà do “không nhận thức được” việc nhận tiền là vi phạm.

Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng bị dẫn giải đến phiên tòa xử vụ "chuyến bay giải cứu" - Ảnh: DANH TRỌNG
Cựu quan chức cao nhất bị ra tòa trong vụ án này là ông Tô Anh Dũng - cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Trả lời thẩm vấn đầu tiên trong nhóm bị cáo thuộc Bộ Ngoại giao, ông Dũng tỏ ra khá lúng túng, nhiều câu hỏi ông nói "không nhớ chi tiết".
Dù nhận số tiền hàng chục tỉ nhưng cựu thứ trưởng nói rằng ở thời điểm ấy không nhận thức được đây là sai phạm.
"Bị cáo sai lầm khi không kiên quyết trả lại tiền"
Ông Vũ Hồng Nam (cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) cho biết quá trình thực hiện nhiệm vụ có nhiều doanh nghiệp liên hệ nhưng bị cáo đều từ chối, chỉ đồng ý duy nhất Công ty Nhật Minh của ông Lê Văn Nghĩa.
Cũng theo lời bị cáo Nam, ông Nghĩa có hai lần đưa quà biếu cho ông. Về nhà khi mở gói quà ra ông mới biết bên trong là tiền, lần một 450 triệu và 10.000 USD, lần hai là 50.000 USD.
"Khi mở quà ra biết là tiền bị cáo hơi hoảng. Bị cáo liên hệ trả lại nhưng Nghĩa từ chối. Bị cáo đã sai lầm khi không kiên quyết trả lại tiền, điều này đã khiến bản thân vào vòng lao lý. Đến nay bị cáo rất ân hận", ông Nam khai và cho hay hiện đã nộp lại toàn bộ khoản tiền này.
Đỗ Hoàng Tùng (cựu cục phó Cục Lãnh sự) khai"Trong thời gian thực hiện phê duyệt các chuyến bay có nhiều đại diện doanh nghiệp gọi điện liên hệ gặp. Thời gian đầu bị cáo không muốn tiếp xúc trực tiếp, chỉ trả lời qua điện thoại để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hồ sơ. Tuy nhiên sau đó có 15 đại diện doanh nghiệp có liên hệ và gửi tiền cảm ơn bị cáo" - ông Tùng nói và cho hay đã nhận hơn 12 tỉ đồng từ các doanh nghiệp.
'Chuyến bay giải cứu': Nộp hồ sơ bị gây khó khăn, đưa tiền mới được chấp nhận
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Hoàng Diệu Mơ (tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch dịch vụ hàng không An Bình) cho biết thời gian đầu có nộp hồ sơ xin cấp phép chuyến bay nhưng "không được chấp thuận, bị gây khó khăn".
Bà Mơ sau đó liên hệ với ông Tô Anh Dũng (lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao) nhờ giúp đỡ. Sau đó được giới thiệu xuống gặp bà Nguyễn Thị Hương Lan (cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao).
Bà Mơ cho biết có đưa tiền cho nhóm cán bộ ở Bộ Ngoại giao, Cục Xuất nhập cảnh và Bộ Y tế để được chấp nhận cấp phép các chuyến bay.
Tại Cục Xuất nhập cảnh và Bộ Y tế, đưa tiền cho ông Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) 5,1 tỉ đồng và ông Phạm Trung Kiên (thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế) 5,1 tỉ đồng.
Tại Bộ Ngoại giao, bị cáo Mơ khai đã đưa cho ông Tô Anh Dũng tám lần, tổng cộng 8,5 tỉ đồng. Đưa cho bà Hương Lan 11 lần là 13,2 tỉ đồng, đưa cho ông Đỗ Hoàng Tùng (cục phó Cục Lãnh sự) bảy lần là 2,6 tỉ đồng.
"Thời điểm bị cáo đưa tiền cho ông Tô Anh Dũng, ông ấy bảo lần sau không được đưa tiền nữa, nhưng những lần sau đó tôi đưa thì ông Dũng vẫn nhận".
Nhận hối lộ 42 tỷ đồng, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế khai đầu tư bất động sản
Ông Phạm Trung Kiên - cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế - bị cáo buộc nhận số tiền lớn nhất, với 253 lần nhận 42,6 tỉ trong vụ "chuyến bay giải cứu".
Phạm Trung Kiên khai trước tòa
Ông Kiên dù không có chức năng, nhiệm vụ trong phê duyệt chuyến bay, nhưng lại là cán bộ nhận hối lộ nhiều nhất cả số lần và số tiền trong vụ chuyến bay giải cứu.Liên quan chuyến bay combo, bị cáo nhận 27 tỉ, còn khách lẻ về nước là 15 tỉ, tổng khoảng 42 tỉ đồng. Bị cáo không có hiểu biết, khi nhận tiền thì bị cáo cho người thân vay, cho đi đầu tư đất đai, cho một ông chú quê Thái Bình vay và đầu tư đất ở Ba Vì, Mũi Né, Hoài Đức. Bị cáo đã tường trình với đại diện Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.
Tòa cho các bị cáo đối chất
Đối chất lời khai trên của Phạm Trung Kiên
Chủ tọa cho bị cáo Đào Minh Dương (chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun) lên đối chất.
Trong phiên tòa hôm qua, ông Dương khẳng định bị Kiên yêu cầu chung chi, ra giá 150 triệu một chuyến bay. Chủ doanh nghiệp này còn khai tại phòng họp của Bộ Y tế chứng kiến Kiên quát tháo các đại diện doanh nghiệp và yêu cầu chung chi.
Khi đối chất với Kiên, ông Dương tiếp tục khẳng định chứng kiến ông Kiên quát các doanh nghiệp rằng "các anh không đưa mấy triệu một khách thì không được". Khi doanh nghiệp nói "như thế một chuyến mấy tỉ thì sao chịu được" thì anh Kiên mới xuống giọng.
"Anh Kiên đưa ra lý do rằng các anh nộp cho anh Tuấn A08 (Cục quản lý xuất nhập cảnh- PV) 150 triệu một chuyến nên cũng phải nộp cho Kiên bằng giá.
Bị cáo Vũ Minh Thắng, giám đốc Công ty Thuận An cũng khai gặp ông Kiên vào tháng 7-2021 tại Bộ Y tế. Thời điểm đó, Kiên đưa ra giá phải chi 15 triệu một khách lẻ được bay giải cứu. Đến tháng 10, khi được cấp phép chuyến bay đầu tiên, Kiên gọi ông Thắng lên phòng làm việc và yêu cầu chi 150 triệu một chuyến bay.
Trong 253 lần nhận hối lộ, đa phần những cuộc gặp mặt ngã giá và đưa nhận tiền của cựu thư ký thứ trưởng đều diễn tra tại trụ sở Bộ Y tế hoặc doanh nghiệp chuyển khoản vào tài khoản của mẹ vợ Kiên. Một số ít lần Kiên nhận tiền ở bên ngoài trụ sở bộ.
Không giảm tiền vì "có barem rồi"
Tòa tiếp tục gọi bị cáo Lê Hồng Sơn, tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh lên đối chất. Ông Sơn cho biết do thời gian quá lâu không nhớ cụ thể câu nói của Kiên, nhưng nhớ rằng khi đề nghị giảm giá xuống 100 triệu một chuyến bay thì Kiên nói không được vì "có barem rồi".
Cơ quan truy tố cáo buộc quá trình thực hiện nhiệm vụ, thư ký Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 triệu đến 200 triệu một chuyến bay.
Đối với chuyến bay combo, thư ký Kiên ra giá với doanh nghiệp phải "chung chi" từ 500.000 - 2 triệu đồng một khách. Với hình thức "đếm đầu người" cho khách lẻ, Kiên ra giá 7-15 triệu đồng/khách.
'Vòi' tiền doanh nghiệp để đưa sếp trong vụ 'chuyến bay giải cứu'
Cáo trạng vụ “chuyến bay giải cứu” cho rằng, từ tháng 9/2020 đến 1/2022, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã nhận hối lộ 253 lần, tổng số hơn 42 tỷ đồng.
Trong khi đó, bị cáo Vũ Anh Tuấn (cựu Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) từ tháng 6/2021 đến 1/2022, đã nhận hối lộ 49 lần, tổng số hơn 27 tỷ đồng.
Tại phiên tòa xét xử ngày 11/7, nhiều bị cáo là đại diện các doanh nghiệp khai rằng, bị cáo Kiên và Tuấn đã không ngại ngần đặt vấn đề với họ về việc “chi tiền đổi chuyến bay”.
Ra giá 'chung chi' mỗi sinh viên 500 USD, người lao động 6 triệu đồng
Chiều 11-7, hội đồng xét xử phiên tòa chuyến bay giải cứu tập trung thẩm vấn nhóm bị cáo phạm tội đưa hối lộ.
Phần lớn các bị cáo đều khai bị cán bộ ở Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) yêu cầu phải chi tiền "bôi trơn" thì mới cấp phép chuyến bay giải cứu.
Khai tại tòa, bị cáo Đào Thị Chung Thúy (lao động tự do) cho biết có mối quan hệ với bị cáo Lý Tiến Hùng (khi thực hiện chuyến bay giải cứu đang là cán bộ đại sứ tại Liên bang Nga) cho biết ông Hùng đưa ra giá chung chi khoảng 500 USD trên một sinh viên tham gia chuyến bay giải cứu về nước. "Đối với những trường hợp sinh viên khó khăn thì ông Hùng không lấy tiền, hoặc lấy ít hơn"
Bị cáo Bùi Huy Hoàng (chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)có mối quan hệ quen biết với bà Võ Thị Hồng (giám đốc Công ty Minh Ngọc). Qua Hồng bị cáo Hoàng liên hệ với Vũ Sỹ Cường (cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh) và Phạm Trung Kiên - thư ký thứ trưởng Bộ Y tế. Hoàng khai "Quá trình liên hệ, Cường đưa ra thỏa thuận 6 triệu đồng một người về nước. Cường nói xin giúp các bộ Công an, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Quốc phòng, còn lại bên Bộ Y tế sẽ bớt cho bị cáo 1 triệu chuyến đầu tiên để liên hệ anh Kiên giúp.
Bị làm khó 8 lần, chi 600 triệu mới được cấp phép bay
Bị cáo Vũ Minh Thắng, giám đốc Công ty Thuận An, khai sau 8 lần bị Cục Lãnh sự làm khó, đến lần thứ 9 công ty mới được cấp phép chuyến bay đầu tiên.
Để được cấp phép chuyến bay đầu tiên, theo ông Thắng, "việc này suôn sẻ do đã chi 600 triệu đồng cho cục trưởng Cục Lãnh sự".
Ngay sau đó, Thắng nhận được điện thoại của Kiên và Tuấn, yêu cầu "lên gặp nói chuyện".
"Vũ Anh Tuấn nói rõ là phải chi 150 triệu đồng cho mỗi chuyến để báo cáo sếp thì mới được cấp phép. Kiên cũng đưa ra giá tương tự.
Bởi thế sau đó bị cáo đã chuyển cho Kiên hai lần, mỗi lần 150 triệu và Tuấn một lần 150 triệu đồng", ông Thắng trình bày.
Ông Thắng bị cáo buộc đã đưa hối lộ 2,1 tỉ cho ba người là Phạm Trung Kiên, Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Cục Lãnh sự).
Theo VNN, TTO