Đề thi Văn… "tăm tối"- tại sao phải thế?

Thứ năm - 29/06/2023 04:49
Liệu khơi lại những tăm tối đó có thắp sáng được ước mơ, có vun đắp nên lòng nhân ái, có tạo điểm tựa về niềm tin? Đề Văn kiểu này có đủ đánh giá được tầm hiểu biết của học sinh không hay chỉ đơn thuần là giáo điều máy móc?

Sáng 28/6, hơn 1 triệu thí sinh THPT trên cả nước đã bước vào thi môn đầu tiên – môn Văn. Kỳ thi diễn ra độ khoảng 90 phút, trên mạng xã hội đã rò rỉ đề thi và ngay lập tức tạo ra những bàn tán rôm rả. Đề thi năm nay có 2 phần, phần ĐỌC HIỂU 3 điểm và phần LÀM VĂN 7 điểm.

Phần ĐỌC HIỂU trích dẫn đoạn thơ trong bài "Đi qua cơn giông" của nhà thơ Anh Ngọc với 4 yêu cầu khá sát với chương trình học, gợi mở nhiều điều thú vị, vừa sức với thí sinh. Phần đề này đúng nghĩa là nghị luận xã hội và tạo cơ hội cho thí sinh bày tỏ quan điểm sống của mình.

Tuy nhiêm, phần LÀM VĂN với trích đoạn hội thoại giữa con dâu (vợ của Tràng) với mẹ chồng (mẹ của Tràng) khi nghe tiếng trống thúc thuế trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, đề thi yêu cầu thí sinh nhận xét về cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn. Phần đề này đã ngay lập tức gây nên rất nhiều tranh cãi trái chiều. Không chỉ giới phụ huỵnh mà ngay cả những chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về văn học cũng không đồng tình với lối ra đề này.

Bản thân tôi khi đọc đề thi môn Văn cũng đã rất muốn bày tỏ quan điểm của mình ngay lập tức. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, trên trang cá nhân của mình có rất nhiều thầy cô giáo, phụ huynh và cả các thí sinh đang thi nên tôi cố "nín nhịn" để khi các thí sinh thi xong môn Toán mới viết ra hết kẻo ảnh hưởng đến tâm lý của các thí sinh.

Thú thật, tôi vốn dĩ là dân Văn, học chuyên Văn từ phổ thông lên đại học nhưng đọc cái đề Văn thi tốt nghiệp PTTH năm nay xong cảm thấy vô cùng khó hiểu và mất hết mọi cảm xúc. Tôi đã đặt ra trong đầu mình hàng trăm lần câu hỏi "Vì sao lại thế… vì sao lại ra cái đề "tối tăm" như thế?".

Văn học là nhân học. Dạy Văn là để con người ta được bồi đắp về tâm hồn, biết sống có lý tưởng, biết sống có khát vọng, biết sống có yêu thương và biết sống có lòng nhân ái - nhân văn. Văn học phải làm sao cho con người ta yêu cuộc đời, biết làm cuộc đời tốt đẹp lên, vươn tới những điều chân thiện, xây đắp những giá trị tích cực.

Vì vậy, tôi không hiểu sao lại đưa đoạn "phá kho thóc", "nộp thuế"… ít giá trị văn học nhất trong tác phẩm "Vợ nhặt" vào đề, bắt thí sinh sinh nhận xét về cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn. Những chàng trai, cô gái tuổi 18 đang đầy hoài bão, ước mơ, mộng đẹp… mong sớm được bước ra toàn cầu và hoà mình vào thời đại công nghệ số sẽ nghị luận kiểu gì khi phải khơi lại một mảng đời sống đầy tối tăm của quá khứ.

Liệu khơi lại những tăm tối đó có thắp sáng được ước mơ, có vun đắp nên lòng nhân ái, có tạo điểm tựa về niềm tin cho hơn 1 triệu thanh niên đang căng tràn nhựa sống, đang hừng hực sức trẻ, muốn dấn thân, muốn cống hiến, muốn hội nhập toàn cầu không? Đề Văn kiểu này có đủ đánh giá được tầm hiểu biết của học sinh không hay chỉ đơn thuần là giáo điều máy móc? Thực sự thấy rất thương cho các bạn thí sinh khi phải vắt óc để làm cho ra một bài Văn tốt với đề thi này!

Từ cái đề Văn này, tôi có cảm giác việc dạy Văn ở trường phổ thông đang tạo ra những "cỗ máy" biết chém gió, biết sống ảo, biết làm anh hùng bàn phím hơn là dạy Văn để làm Người.

Và tôi cũng nghĩ rằng, đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉnh lý lại sách giáo khoa, chương trình dạy Văn trong nhà trường. Đã đến lúc chúng ta phải cập nhật các tác phẩm văn học mới để dạy cho học sinh, cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và bước tiến của thời đại.

Không ai phủ nhận những: Vợ nhặt, Rừng xà nu, Người lái đò Sông Đà, Chí Phèo, Đất nước đứng lên, Đất nước, Bên kia sông Đuống… là những tác phẩm văn học có giá trị vượt thời đại nhưng bây giờ nhiều tác phẩm đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại, tầm tư duy và tầm nhận thức của học sinh ngày nay.

Bây giờ trên văn đàn có nhiều tác phẩm văn học mới hay lắm, đẹp lắm, thú vị lắm, hợp thời lắm, giá trị lắm. Phải thay đổi tư duy đi chứ bao thế hệ người Việt, đời cha tiếp nối đời ông, đời con tiếp nối đời cha… vẫn cứ quẩn quanh với ngần đó tác phẩm văn học. Tôi cảm thấy văn chương Việt Nam sao nghèo nàn, sáo mòn, lạc hậu quá!

Chúng ta luôn tự hào về một nền văn học nghệ thuật đa dạng, phong phú, giàu bản sắc, giàu tính sáng tạo… Vậy tại sao bao nhiêu năm qua chúng ta vẫn cứ "cày cuốc" với một số ít tác phẩm cũ! Bây giờ thời đại đã khác xưa rất nhiều, nếu không thay đổi cách dạy Văn thì làm sao chúng ta tạo ra được những con người Việt Nam thời đại mới phát triển toàn diện, đáp ứng kịp với cuộc cách mạng công nghiệp – công nghệ?

Hà Tùng Long
(Nguồn Dân Việt: https://danviet.vn/de-thi-van-tam-toi-tai-sao-phai-the-20230628234133802.htm?fbclid=IwAR1B-ZlP9XokAulitaZ5VFSBq8LZwCIgnfzsxZJOE_kOBjv6kvBLW52P_B8)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
Luong truy cap
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay18,617
  • Tháng hiện tại1,076,153
  • Tổng lượt truy cập55,190,857
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây