Đừng tạo thêm cửa hẹp giúp cán bộ yếu kém thoát hiểm

Thứ ba - 06/04/2021 20:21
Vấn đề lấy phiếu tín nhiệm trong đánh giá cán bộ một lần nữa được ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai đưa ra tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
 
Qua tiếp xúc cử tri, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phản ánh, “người dân hỏi rằng ông bà có thấy việc lấy phiếu tín nhiệm là mang tính thực chất hay không? Tôi hiểu và cảm nhận được rằng đằng sau câu hỏi đó còn là băn khoăn, lo lắng của người dân và có lẽ cử tri chờ đợi điều gì đó nhiều hơn thế”.[1]

“Tôi nghĩ rằng tới đây, nên chăng có thể đánh giá việc tổ chức thực hiện và quan tâm đến 2 khía cạnh. Thứ nhất là việc để các mức lấy phiếu tín nhiệm. Hiện nay đang để 3 mức: Tín nhiệm, tín nhiệm cao và tín nhiệm thấp. Việc để 3 mức có thể đề cao tính nhân văn nhưng có thể ảnh hưởng đến tính mạch lạc trong việc đánh giá”, nữ đại biểu phân tích.

Bà cho rằng, “Việc để 3 mức như vậy khó lượng hóa, khó so sánh trong đánh giá kết quả giữa những người được lấy phiếu xin ý kiến”.

Ý kiến của đại biểu Vũ Thị Lưu Mai không mới bởi dư luận cũng đã từng tâm tư về việc để ba mức đánh giá cán bộ: Tín nhiệm cao – tín nhiệm – tín nhiệm thấp. Điều đáng hoan nghênh ở đây là lần đầu tiên có một đại biểu đưa vấn đề mà dư luận quan tâm ra giữa nghị trường.

Nghĩa của từ “tín nhiệm” được từ điển định nghĩa: “tin cậy trong một nhiệm vụ cụ thể nào đó”. Theo đó, trường ngữ nghĩa của “tín nhiệm” chỉ tồn tại hai mức độ: có/không; không có dạng trung gian. Độ tin cậy (tín nhiệm) đối với một cá nhân cũng chỉ hai mức đánh giá: tin/không tin.

Đặt ra một bậc trung gian vốn không tồn tại trong phạm trù ngữ nghĩa của “tín nhiệm” là cách làm duy ý chí dẫn đến hệ lụy đánh giá cán bộ không chính xác, không khách quan, khiến người đánh giá bối rối, khó lựa chọn. Trong trường hợp cán bộ mất tín nhiệm, họ dễ dàng tặc lưỡi vì nể tình để rồi chọn mức trung dung “tín nhiệm” – một sự lựa chọn đạt hai mục đích: không mất lòng ai mà vẫn giữ lại được cán bộ yếu kém cho cơ quan, địa phương. Dân thì không thích cách lựa chọn như thế. Có/không phải rạch ròi, minh bạch thì mới làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Trong phát biểu của mình, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị việc lấy phiếu tín nhiệm nên tổ chức làm 2 lần trong một nhiệm kỳ.

Người viết bài này muốn bàn thêm. Đo độ tín nhiệm chỉ nên 2 mức: Tín nhiệm/không tín nhiệm. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong một nhiệm kỳ là cách tốt nhất để người có năng lực tiếp tục tự khẳng định mình, người còn khiếm khuyết có cơ hội sửa chữa, khắc phục.

Dĩ nhiên, cả 2 lần lấy phiếu nếu không đạt tín nhiệm quá bán thì họ chỉ còn mỗi cách là từ chức hoặc bị miễn nhiệm.

29-3-2021
Nguyễn Duy Xuân
Tham khảo thêm: https://www.nguoiduatin.vn/dbqh-chi-ra-manh-dat-mau-mo-cua-tham-nhung-chinh-sach-a509721.html






 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

70 năm Điện Biên Phủ
70 NĂM CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ
50 năm Di chúc
“Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Đại thắng mùa xuân 1975
50 NĂM
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

 
Luong truy cap
50 năm đại thắng mùa xuân
30/4 -  NGÀY HÒA BÌNH
THỐNG NHẤT NON SÔNG


 
LƯỢT TRUY CẬP TỪ 23-12-2016
  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay40,414
  • Tháng hiện tại955,459
  • Tổng lượt truy cập55,070,163
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây